Uống trà xanh tốt cho gan nhưng quá nhiều lại hại gan (Ảnh minh họa: Consumerlab).
Chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi khác được tìm thấy trong trà xanh bao gồm flavonoid và catechin như EGCG, quercetin, axit linoleic, theobromine và theophylline.
Theo Healthline, không phải là một loại thảo mộc, nhưng trà xanh và hợp chất polyphenol chính của nó là epigallocatechin-3-gallate (EGCG) thường được đưa vào các tài liệu tập trung đánh giá các phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược cho bệnh về gan.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ sung chiết xuất trà xanh có thể giúp điều trị một số bệnh gan.
Một nghiên cứu ở 80 người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy bổ sung 500mg chiết xuất trà xanh mỗi ngày trong 90 ngày làm giảm đáng kể các dấu hiệu tổn thương gan ALT, AST (chỉ số men gan). Mặc dù nhóm dùng giả dược cũng nhận thấy mức AST và ALT giảm nhưng không đáng kể.
Uống trà xanh cũng đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh như ung thư gan, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Trà xanh tốt cho gan nhưng quá nhiều lại hại gan
Theo TS Giang, chiết xuất trà xanh và hiếm gặp hơn là uống một lượng lớn trà xanh có liên quan đến các trường hợp tổn thương gan cấp tính rõ ràng trên lâm sàng, bao gồm các trường hợp suy gan cấp tính.
Các nghiên cứu lâm sàng ở người chứng minh rằng liều duy nhất lên tới 1,6g chiết xuất trà xanh được dung nạp tốt. Liều dung nạp tối đa ở người được báo cáo là 9,9g mỗi ngày, một liều tương đương với 24 tách trà xanh. Tác dụng phụ của chiết xuất trà xanh liều cao thường nhẹ và bao gồm nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn.
TS Giang cho biết, uống trà xanh không liên quan đến tổn thương gan. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng trà xanh thường xuyên có liên quan đến việc giảm chỉ số men gan ALT và AST.
Tuy nhiên, hàng loạt trường hợp và đánh giá có hệ thống của Dược điển Hoa Kỳ đã đặt ra vấn đề về khả năng chiết xuất trà xanh gây độc cho gan.
Trong một nghiên cứu tiền cứu quy mô lớn về chiết xuất trà xanh ở phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư vú, chiết xuất trà xanh có liên quan đến mức tăng ALT ở 6,7% bệnh nhân so với 0,7% ở nhóm đối chứng.
Trong các nghiên cứu này, không thấy tổn thương gan rõ ràng trên lâm sàng, nhưng chiết xuất này đã nhanh chóng bị ngừng sử dụng ở những bệnh nhân có mức ALT tăng cao.
Tỷ lệ sử dụng chiết xuất trà xanh gây tổn thương gan cấp tính kèm theo các triệu chứng hoặc bệnh vàng da vẫn chưa được biết rõ, nhưng chắc chắn là thấp so với việc sử dụng rộng rãi các sản phẩm này. Tuy nhiên, hơn 100 trường hợp tổn thương gan rõ ràng trên lâm sàng do chiết xuất trà xanh đã được báo cáo trong tài liệu.
Tổn thương gan thường xảy ra trong vòng 1-6 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng sản phẩm nhưng đã có báo cáo về thời gian tiềm ẩn dài hơn và ngắn hơn. Phần lớn các trường hợp có hội chứng giống viêm gan cấp tính và có biểu hiện tăng men huyết thanh rõ rệt ở tế bào gan.
Hầu hết bệnh nhân hồi phục nhanh chóng sau khi ngừng chiết xuất, mặc dù đã có mô tả các trường hợp tử vong do suy gan cấp tính.
Dữ liệu tiền lâm sàng và trên người cho thấy thành phần catechin trong trà xanh là thủ phạm gây nhiễm độc gan. Khoảng 10% chiết xuất trà xanh bao gồm catechin, trong số này, epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có nồng độ cao nhất.
Có sự khác biệt lớn về nồng độ chiết xuất trà xanh, EGCG và các thành phần khác giữa các sản phẩm được bán trên thị trường. Điều này có thể giải thích việc một số sản phẩm liên quan đến nhiễm độc gan. Cơ chế bệnh sinh của tổn thương gan liên quan đến trà xanh đang tiếp tục được nghiên cứu.
"Để tránh tác dụng phụ này, chúng ta chỉ nên uống khoảng 4-5 tách trà xanh mỗi ngày và cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng chiết xuất hoặc các sản phẩm có chứa chiết xuất trà xanh", TS Giang nhấn mạnh.
" alt=""/>Trà xanh tốt nhưng bạn cần biết điều này để không hại gan2 phòng khám của Hà Nội bị đình chỉ hoạt động trong thời gian 3 tháng (Ảnh minh họa: Getty).
Theo thanh tra sở, đơn vị này đã cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định của pháp luật; quảng cáo dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung.
Phòng khám đa khoa Bắc Việt trực thuộc Công ty Cổ phần đầu tư Tân Thiên Hòa (số 73 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, Cầu Giấy) bị xử phạt 94 triệu đồng, kèm theo tước giấy phép hoạt động trong thời hạn 3 tháng, tước chứng chỉ hành nghề của ông Lê Việt Anh trong thời gian 2 tháng.
Lý do là đơn vị này cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định của pháp luật.
Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Đông Hiệp (lô CN7, cụm công nghiệp Từ Liêm, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) bị xử phạt 45 triệu đồng do quảng cáo mỹ phẩm mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung, trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Đồng thời, cơ sở này bị buộc gỡ, xóa quảng cáo không đúng.
Công ty TNHH phát triển thương mại Trần Gia (số 149 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) kinh doanh hàng hóa trên nhãn có các thông tin không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó bị xử phạt 25 triệu đồng.
Đơn vị bị buộc thu hồi hàng hóa và buộc loại bỏ các thông tin không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó.
Kho bảo quản của Công ty cổ phần Dược phẩm Châu Á Thái Bình Dương (số 26 ngách 48/28 Đại Linh, Trung Văn, Nam Từ Liêm) không có nội quy nên cơ sở này đã bị xử phạt vi phạm hành chính 12 triệu đồng.
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cũng phát hiện 4 nhà thuốc tư nhân cùng mắc lỗi không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định và bị xử phạt mức 7,5 triệu đồng.
Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ Kangjin trực thuộc Công ty cổ phần Kangjin Việt Nam (tầng 2, số 14 - 16 Mai Hắc Đế, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng) không niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bị xử phạt vi phạm hành chính 4 triệu đồng.
Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Cococherry (nhà số 6, liền kề 12, thôn Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) bị xử phạt 750.000 đồng, do buôn bán hàng hóa có nhãn không ghi đủ và ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa.
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cũng buộc đơn vị phải thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông.
" alt=""/>Phòng khám đa khoa Bắc Việt bị phạt 94 triệu đồng, đình chỉ 3 tháng